Thời gian làm việc

Thời gian làm việc:
7:30 - 17:30 (Cả tuần)

Hotline

Viêm/ nhiễm trùng đường tiểu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hữu hiệu

Viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu gồm các chứng viêm xảy ra ở niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận. Bệnh diễn biến từ cấp tính và chuyển sang mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Chứng viêm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, cuộc sống và sinh lý của người bệnh. Chính vì thế, chúng ta sẽ cần tìm cách cải triệu triệu chứng viêm nhiễm và loại bỏ tác nhân gây viêm ra khỏi hệ thống tiết niệu.

Tìm hiểu về đường tiết niệu

Đường tiết niệu là hệ cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc, các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài.

Đường tiết niệu sẽ gồm nhiều các cơ quan như niệu đạo, niệu quản, bàng quang và hai bên thận. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan sẽ như sau:

  • Thận: Có chức năng lọc máu, lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu.
  • Niệu quản: Được nối thông từ thận đến bàng quang và là đường đi của nước tiểu trong cơ thể.
  • Bàng quang: Được ví như một trái bóng có khả năng co giãn. Đây chính là nơi chứa nước tiểu. Khi bàng quang co bóp sẽ đẩy nước tiểu ra bên ngoài.
  • Niệu đạo: Đường nối thông giữa bàng quang và môi trường bên ngoài. Đây cũng là cơ quan thuộc hệ thống sinh dục của động vật giống đực.

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hữu hiệu

Nhiễm trùng đường tiểu là như thế nào?

Viêm đường tiết niệu là tên gọi chung của các chứng viêm xảy ra ở hệ thống đường tiết niệu. Xảy ra khi hệ thống tiết niệu bị vi khuẩn tấn công. Điều này khiến cho nước tiểu của chúng ta không còn vô khuẩn mà thay và đó là đã bị nhiễm khuẩn.

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị những khả năng tái phát lại rất cao. Tỷ lệ bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới luôn cao hơn nam giới bởi chính cấu tạo niệu đạo của nữ giới ngắn hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh hơn.

Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu được chia thành 3 dạng sau:

  • Dựa theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên (viêm bể thận, viêm thận, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ)và viễm trùng niệu dưới (viêm bàng quang, viêm niệu đạo…)
  • Dựa theo tác nhân gây bệnh: Nhiễm trùng do vi khuẩn và không liên quan đến vi khuẩn.
  • Dựa theo mức độ của bệnh: Nhiễm trùng cấp tính, mãn tính và tái phát viêm đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho hệ thống tiết niệu bị nhiễm trùng. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất sẽ gồm:

  • Đặc điểm cấu tạo hệ tiết niệu

Chiều dài của niệu đạo ngắn hơn khiến cho vi khuẩn dễ di chuyển đến bàng quang gây nhiễm trùng. Lý do tại sao nữ giới lại dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam giới. Bởi niệu đạo của người nữ ngắn hơn và luôn trong trạng thái mở.

  • Hoạt động tình dục

Phụ nữ hoạt động tình dục thường xuyên có xu hướng bị nhiễm bệnh nhiều hơn những phụ nữ ít hoạt động. Đồng thời, nếu bạn có quan hệ không an toàn hoặc nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu sẽ cao ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-30.

  • Dùng các biện pháp kiểm soát sinh sản

Phụ nữ sử dụng màng chắn tránh thai hay thuốc diệt tinh trùng có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai cao hơn. Hay như khi chúng ta bị kích ứng với bao cao su hoặc chất bôi trơn trong bao cao su thì cũng rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu.

  • Đường tiết niệu có bất thường bẩm sinh

Tình trạng bất thường về đường tiết niệu khiến cho nước tiểu không thể thoát ra ngoài như thông thường hoặc khiến nước tiểu trào ngược lên niệu đạo làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Hoặc khi đường tiết niệu bị tắc nghẽn do có vật thể lạ gồm sỏi cũng dễ khiến gây viêm đường tiết niệu.

  • Thủ thuật đặt ống thông tiểu

Những người không thể tự đi tiểu và sử dụng ống thông có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn. Bao gồm những người đang nằm viện, người có vấn đề về thần kinh khó kiểm soát khả năng đi tiểu và bị liệt.

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hữu hiệu

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu gồm những gì?

Các dấu hiệu chung của bệnh nhiễm trùng đường tiểu gồm:

  • Nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu đau buốt khó chịu.
  • Tăng tần suất đi tiểu cả ngày và đêm.
  • Đi tiểu khó, tiểu són, bí tiểu, tiểu không tự chủ.
  • Nước tiểu có máu, có mủ hoặc bị đục hơn bình thường.
  • Nước tiểu màu vàng, đặc như nước chè và nặng mùi.
  • Đau vùng chậu ở phụ nữ và đau trực tràng ở nam giới.
  • Cảm giác ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn mửa

 Ngoài ra, tuỳ theo vị trí viêm và các dạng bệnh mà sẽ có những triệu chứng đi kèm khác. Cụ thể là:

Đôi với viêm bể thận: Người bị viêm bể thận cấp thường có những biểu hiện xuất hiện đột ngột như: sốt cao rét run, kèm theo đau đầu và mệt mỏi, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu có mủ. 

Đối với viêm bàng quang: Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu gồm: mắc tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần tiểu lại ít, nóng rát khi tiểu, nước tiểu có thể có máu và mùi khó chịu, vùng chậu đau và sốt nhẹ…

Đối với viêm niệu đạo: Triệu chứng gồm tiểu khó, tiểu gấp, đi tiểu thường xuyên, đau khi quan hệ tình dục, dịch tiết âm đạo bất thường ở nữ giới và ở nam giới sẽ là cảm giác nóng rát khi đi tiểu, xuất hiện máu hoặc tinh dịch trong nước tiểu, đau khi xuất tinh hay nổi hạch ở bẹn…

Cách điều trị viêm đường tiết niệu

Kháng sinh là liệu pháp chủ lực trong điều trị viêm đường tiết niệu ở mọi trường hợp. Tuỳ theo mức độ viêm mà phác đồ điều trị kháng sinh đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch sẽ được bác sĩ đưa ra. Tuy nhiên, không nên lạm dụng kháng sinh. Việc tự ý tăng lượng kháng sinh không giúp bệnh biến mất nhanh hơn mà sẽ làm tăng nguy cơ bị nhờn thuốc.

Trong các trường hợp viêm, nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân có dị dạng đường niệu hay có đặt ống tiểu. Đa phần các trường hợp này đều đã bị nhờn thuốc. Do đó, các bác sĩ cần thực hiện nuôi cấy vi khuẩn để tìm ra kháng sinh đặc hiệu nhằm kiểm soát tốt vi khuẩn gây viêm.

Nếu ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hay biến chứng tại thận, thận mủ, thận áp-xe thì cần phải can thiệp phẫu thuật ngoại khoa. Phẫu thuật cũng được thực hiện để xử lý các dị vật ở hệ thống tiết niệu, dị dạng đường tiểu khiến cho bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hữu hiệu

Các giải pháp phòng ngừa viêm, nhiễm trùng đường tiểu đường tiết niệu tái phát gồm:

  • Uống đủ nước, mỗi ngày 2 – 2,5 lít giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, tăng tống xuất vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu kéo dài và không nên sử dụng bia rượu, đồ ăn cay nóng nhằm tránh kích thích bàng quang.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục-tiết niệu. Với nữ giới phải vệ sạch sẽ vùng kín trong thời kỳ hành kinh, không lau vệ sinh từ sau về trước (hậu môn về cửa âm đạo).
  • Bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận – tiết niệu phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.
  • Khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu. Tránh tự điều trị tại nhà sẽ khiến chứng viêm khó được kiểm soát hơn…

Trên đây là một vài thông tin về bệnh viêm, nhiễm trùng đường tiểu đường tiết niệu mà phòng khám đa khoa An Giang muốn chia sẻ cùng mọi người. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh, hãy gọi ngay đến số 2963981111 để các bác sĩ chuyên khoa có thể lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn với bạn. Phòng khám cam kết* giúp bạn cải thiện các triệu chứng viêm và ngăn chặn khả năng tái phát chỉ với một liệu trình duy nhất. Trân trọng!

Phòng Khám An Giang

Khám bệnh ngoài giờ

7:30 - 17:30

(tất cả các ngày, kể cả lễ, Tết)

0296 398 1111

Bài Viết Mới Nhất

Nhập số điện thoại của bạn,
Bác Sĩ sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Mọi Thông Tin Hoàn Toàn Bảo Mật ***