Thời gian làm việc

Thời gian làm việc:
7:30 - 17:30 (Cả tuần)

Hotline

Tiểu rắt là gì? Có phải bị bệnh hay không?

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu không hết nước tiểu. Điều này khiến cho bạn buồn tiểu liên tục và từ đó gây ra tình trạng tiểu nhiều. Tiểu rắt thường kèm theo dấu hiệu đau buốt khi đi tiểu. Bệnh ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới. Và đây chính là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến rất nhiều bệnh trong cơ thể của bạn.

Tiểu rắt là như thế nào?

Tiểu rắt là rối loạn tiểu tiện thường gặp. Xảy ra khi người bệnh không kiểm soát được việc đi tiểu của bản thân. Khi này, chúng ta có thể bị tiểu không hết bãi, són tiểu thường xuyên.

Có nhiều trường hợp còn phải mang tã, bỉm do bàng quang mất khả năng kiểm soát và bị kích thích nhiều. Bệnh ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới. Người trung tuổi trở ra thường mắc tiểu rắt nhiều hơn. Và tình trạng tiểu rắt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, cuộc sống.

Dấu hiệu nhận biết tiểu rắt

Khi bị tiểu rắt, bạn sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Cảm giác muốn đi tiểu, tiểu không kiểm soát được diễn ra thường xuyên hơn. Đây chính là tình trạng tiểu són.
  • Mỗi lần đi tiểu thường bị đau buốt và lượng nước tiểu được thải ra rất ít. Đôi khi bạn chỉ có thể đi tiểu tính bằng giọt.
  • Có cảm giác đau khi đi tiểu, đau bụng dưới, bàng quang căng tức, đau vùng lưng hông được lặp lại liên tục.
  • Kiểm tra nước tiểu nghi ngờ bị tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng, có thể có cục máu đông trong nước tiểu.

Tiểu rắt là gì? Có phải bị bệnh hay không?

Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng tiểu rắt gồm:

  • Giới tính: Nữ giới dễ bị tiểu không kiểm soát do chịu đựng việc tăng áp lực ổ bụng hoặc do sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn mang thai.
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi có cơ bàng quang và niệu đạo yếu đi, làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được và tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh lý trong cơ thể: Các bệnh lý thần kinh hoặc tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát.
  • Thừa cân: làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và các cơ lân cận, làm nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi.

Tiểu rắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chứng tiểu rắt liên quan đến rất nhiều bệnh lý trong cơ thể chúng ta. Trong đó, sẽ có một vài cái tên được nhắc đến nhiều nhất, là tác nhân gây tiểu rắt đáng chú ý. Gồm:

Bệnh xảy ra ở hệ thống tiết niệu trong cơ thể

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu thường do vệ sinh không sạch sẽ hoặc mắc các bệnh phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hay các bệnh xã hội gây ra. Đôi khi, nhiễm trùng đường tiểu có thể không liên quan đến hoạt động của vi khuẩn.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu gồm:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt kèm nóng rát khi đi tiểu.
  • Đau thắt dọc xương sống, nóng rát bụng dưới.
  • Nước tiểu đổi thành màu trắng hoặc vàng đục lẫn mủ hoặc máu.
  • Ớn lạnh, sốt, buồn nôn

Viêm niệu đạo 

Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị tấn công bởi các vi khuẩn, tạp khuẩn từ bên ngoài xâm nhập và gây ra viêm nhiễm nhiễm cấp và mãn tính. Khi này, người bệnh sẽ có dấu hiệu đi tiểu bất thường, trong đó có hiện tượng tiểu rắt kéo dài.

Viêm niệu đạo bao gồm các triệu chứng như:

  • Tiểu buốt tiểu rắt, kèm tiểu nhiều lần, tiểu gấp.
  • Lỗ niệu đạo chảy dịch nhầy kèm mủ có mùi hôi khó chịu.
  • Ngứa, đau rát, sưng tấy niệu đạo, nhất là trong quan hệ tình dục.
  • Sốt và suy nhược cơ thể…

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang gây ra do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, lạm dụng nhiều bia rượu,… Chứng viêm còn có thể xuất phát từ những thủ thuật điều trị bệnh, thăm dò chức năng bàng quang hoặc xảy ra do biến chứng của các bệnh lý khác trong cơ thể và gây ra chứng tiểu rắt.

Tiểu rắt là gì? Có phải bị bệnh hay không?

Các dấu hiệu cảnh báo viêm bàng quang gồm:

  • Muốn tiểu kể cả khi vừa mới đi tiểu xong do bàng quang bị kích thích liên tục.
  • Nước tiểu đục và có mùi, kèm theo cả máu và mủ
  • Đau vùng xương mu kéo dài, đặc biệt là sau khi đi tiểu.
  • Đau lưng, hay rùng mình khi tiểu tiện…

Tiểu rắt nhiều lần do bệnh về tuyến tiền liệt

Đáng chú ý nhất là tình trạng viêm tuyến tiền liệt ở nhóm nam giới có tuổi. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn đi theo niệu đạo tấn công vào tuyến tiền liệt hoặc ứ đọng chất bài tiết trong tuyến tiền liệt hay nhiễm trùng qua đường máu…

Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn cấp tính: Ngoài chứng tiểu buốt tiểu rát thì bệnh thường có những biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu thường cảm thấy đau ở tuyến tiền liệt. Mỗi khi xuất tinh cũng có cảm giác đau, có thể có máu và mủ trong nước tiểu và tinh dịch.

Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mãn tính: Người mắc viêm tiền liệt tuyến mãn tính có các triệu chứng gần giống như viêm cấp tính. Kèm thêm tình trạng sốt nhẹ, thường hay đi tiểu đêm và kéo theo cả viêm bàng quang tái phát.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do nhiễm khuẩn: Triệu chứng gần giống với giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên không thấy vi khuẩn khi làm xét nghiệm nước tiểu và trong dịch của tuyến tiền liệt.

Biến chứng viêm niệu đạo sau, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm bàng quang,… Bệnh cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Đó chính là lý do tại sao người bệnh tiểu rắt do bệnh tiền liệt tuyến gây ra thường khó có con hơn những người không mắc bệnh này.

Tiểu rắt buốt do bệnh lậu gây ra

Sau khoảng 2 ngày tấn công vào niệu đạo, lậu cầu sẽ bắt đầu gây ra các triệu chứng đầu tiên. Đó chính là tình trạng đi tiểu bất thường, bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt. Và lậu chính là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến và có thể làm suy giảm sức khỏe, giảm khả năng sinh lý nhất hiện nay.

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lậu gồm:

  • Tiểu buốt tiểu rắt, tiểu gấp, tiểu khó, tiểu nhiều lần.
  • Nước tiểu có lẫn dịch mủ giống nhựa chuối vào sáng sớm.
  • Miệng sáo sưng và đỏ và bị đau buốt khó chịu.
  • Đau lưng, xuất tinh về đêm, tinh dịch lẫn máu và dịch mủ.
  • Toàn thân mệt mỏi, sốt nhẹ đến cao…

Với các trường hợp bệnh lậu nặng mà không có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm tắc ống dẫn tinh trùng. Ngoài ra, bệnh cũng sẽ có thể lây lan sang cho người thân, đặc biệt là bạn đời của bạn. Từ đó, sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.

Tiểu rắt là gì? Có phải bị bệnh hay không?

Các nguyên nhân gây tiểu rắt không xuất phát từ bệnh lý

  • Thường xuyên sử dụng đồ uống, thực phẩm lợi tiểu như trà, cà phê…
  • Tập thể dục, lao động quá sức gây ảnh hưởng để các cơ quan của hệ bài tiết.
  • Tác dụng phụ của một vài loại thuốc như thuốc* dùng trong điều trị huyết áp, tim mạch, thần kinh.
  • Mang thai càng lớn thì bàng quang sẽ càng bị chèn ép gây ra chứng tiểu rắt.
  • Quan hệ tình dục thô bạo gây tổn thương tức thời ở cơ quan sinh dục.

Phòng trị các dấu hiệu tiểu rắt an toàn, hiệu quả

Tiểu rắt là một dấu hiệu bệnh lý bất thường. Bệnh cần được điều trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngay cả khi bạn chưa bị tiểu rắt thì việc phòng tránh bệnh vẫn cần được thực hiện nghiêm túc.

Một số gợi ý của phòng khám đa khoa An Giang sẽ giúp cho bạn phòng trị tiểu rắt hiệu quả gồm:

  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để giúp điều tiết lượng nước tiểu phù hợp.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, có cồn, caffeine để tránh tình trạng kích thích bàng quang.
  • Tránh các thực phẩm gây kích thích bàng quang như thức ăn cay, sô-cô-la, thuốc* lợi tiểu…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể cải thiện chức năng tiểu tiện của cơ thể.

Khi bị bệnh, cần đi khám sớm để được chữa trị hiệu quả, không nên e ngại, dấu diếm vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Và nếu bạn đang cần sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, hãy gọi đến số máy 02963981111 để phòng khám đa khoa An Giang có thể đưa ra cho bạn những thông tin hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Phòng Khám An Giang

Khám bệnh ngoài giờ

7:30 - 17:30

(tất cả các ngày, kể cả lễ, Tết)

0296 398 1111

Bài Viết Mới Nhất

Nhập số điện thoại của bạn,
Bác Sĩ sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Mọi Thông Tin Hoàn Toàn Bảo Mật ***