Thời gian làm việc

Thời gian làm việc:
7:30 - 17:30 (Cả tuần)

Hotline

Tiểu ra máu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tiểu ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bệnh nhân không nên bỏ qua trong đó có cả ung thư. Do đó khi xuất hiện hiện tượng tiểu ra máu bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Tiểu ra máu là gì?

Hiện tượng đi tiểu ra máu rất bất thường ở cơ thể con người. Chứng tỏ rằng trong nước tiểu đã xuất hiện hồng cầu. Những sợi máu nhỏ lẫn trong nước tiểu đã xuất hiện khiến cho mọi người cảm thấy nóng rát, buốt và khó chịu khi đi vệ sinh. Có 2 dạng đi tiểu ra máu cơ bản là:

  • Đi tiểu ra máu đại thể: Nhìn bằng mắt thường có thể thấy máu lẫn trong nước tiểu.
  • Đi tiểu ra máu vi thể: Người bệnh khó có thể thấy bằng mắt thường mà cần kiểm tra bằng xét nghiệm bởi lượng hồng cầu quá ít để biểu thị ra bên ngoài.

Nếu đi tiểu ra máu chỉ xuất hiện trong vài ngày thì bệnh nhân không cần lo lắng. Nhưng nếu bệnh kéo dài và tình trạng đau buốt khó chịu vẫn diễn ra thì nên đi khám gấp. Cơ thể bạn đang báo hiệu yếu dần và cần có phương án điều trị gấp nếu không sẽ gây ra những biến chứng bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân đi tiểu ra máu

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đi tiểu ra máu có thể là do người bệnh bị chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Thường bệnh lý này gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Triệu chứng bệnh thường gặp là: đi tiểu ra máu, tiểu buốt rát, nước tiểu có mùi khó ngửi; đau lưng và hai bên hông. Không những vậy bệnh nhân muốn đi tiểu liên tục, đau rát ở niệu đạo hơn và nước tiểu có mùi mạnh hơn so với bình thường. Một số bệnh nhân còn đi tiểu ra mủ trắng, mủ vàng.

Nhiễm khuẩn thận

Bệnh nhân không thường xuyên đi tiểu, nhịn tiểu khiến vi khuẩn tồn tại quá lâu trong đường tiết niệu, bàng quang. Điều này vô cùng nguy hại, vì vi khuẩn sẽ di chuyển tới thận hoặc niệu quản. Từ đó gây nên hiện tượng viêm thận, viêm bể thận khiến người bệnh có các triệu chứng như đi tiểu ra máu, tiểu rắt. Bệnh nhân còn có thể kèm theo sốt, ớn lạnh hoặc đau vùng thắt lưng, buồn nôn, nôn.

Thận hoặc bàng quang có sỏi

Khi bạn nhịn tiểu quá lâu, lượng cặn trong nước tiểu xuất hiện, lắng xuống ở thận và tạo thành những tinh thể rắn. Sau một thời gian những tinh thể này tạo thành sỏi và gây viêm thận, viêm bàng quang. Bệnh nhân lúc này sẽ có cảm giác bí tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu và có những cơn đau tại vùng thận.

Gắng sức gây tiểu ra máu

Đối với những người thường xuyên tập thể dục với cường độ mạnh, làm việc quá sức, vận động mạnh… cũng có thể dẫn tới hiện tượng tiểu máu rất nguy hiểm.

Phì đại tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt

Một nguyên nhân nữa dẫn tới hiện tượng tiểu ra máu chính là phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt. Đây là hiện tượng dễ gặp với những người đàn ông tuổi trung niên. Lúc này bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đi tiểu khó khăn, tiểu buốt, tiểu rát, đi tiểu ra máu. Đặc biệt vào ban đêm sẽ tiểu nhiều hơn, cảm giác tiểu xong mà vẫn muốn đi tiểu, dù đã rặn tiểu nhưng vẫn căng tức bụng dưới.

Đặt ống thông tiểu

Khi bệnh nhân bị một bệnh lý gì đó, hoặc gặp chấn thương, tiến hành phẫu thuật thì được các bác sĩ đặt ống thông tiểu. Việc đặt ống thông tiểu sẽ giúp cho nước tiểu thông ra bên ngoài mà không cần mất sức ở bệnh nhân. Tuy nhiên ống thông tiểu có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong niệu đạo gây đi tiểu ra máu nguy hiểm.

Dùng một số loại thuốc

Cũng có thể bệnh nhân đi tiểu ra máu là do sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid, hay NSAID, thuốc nhuận tràng…

Một số bệnh lý Ung thư

Đi tiểu ra máu cũng là biểu hiện của bệnh lý ung thư. Bệnh nhân cần đi khám gấp để biết được các triệu chứng bệnh này và điều trị hợp lý, tránh để các bệnh lý ung thư gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bản thân.

Phương pháp điều trị đi tiểu ra máu

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu để bác sĩ có thể điều trị đúng cách cho bệnh nhân. Đối với những triệu chứng nhẹ, không phải bệnh lý thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh để làm sạch đường tiết niệu. Còn đối với những trường hợp bệnh nặng bác sĩ cần chủ động can thiệp ngoại khoa để loại bỏ đi tiểu ra máu sớm nhất.

  • Sỏi thận, sỏi bàng quang: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc theo chỉ định để đẩy sỏi ra bên ngoài. Mỗi ngày bệnh nhân nên uống đủ 2,5 lít nước và vận động để đẩy sỏi ra. Tuy nhiên đối với những trường hợp viên sỏi to thì bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa bằng sóng xung kích để làm tiêu tan sỏi.
  • Ung thư: Với bệnh nhân bị ung thư, cần có sự kiểm tra, xét nghiệm, chẩn đoán kỹ càng và bác sĩ chỉ định phương án điều trị thích hợp. Thông thường với các bệnh nhân bị ung thư bác sĩ sẽ tiến hành dùng thuốc, xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật.

Muốn loại bỏ hiện tượng đi tiểu ra máu, bệnh nhân cần đi khám bệnh đúng với tình hình bệnh của mình. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ là yêu cầu chung khi chữa trị bất cứ bệnh lý nào.

Bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc bản thân thật tốt, không tự ý sử dụng thuốc cũng như việc dùng thuốc đúng phác đồ. Không tự ý ngưng dùng thuốc, nếu dùng bất cứ bài thuốc Bắc, thuốc Nam nào cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ kỹ trước khi sử dụng.

Tiểu ra máu có thể là biểu hiện của bệnh ung thư nguy hiểm. Đối với chị em phụ nữ, hiện tượng này có thể là biểu hiện của bệnh phụ khoa, chị em nên đi khám sớm để tránh ảnh hưởng tới chất lượng sức khỏe của mình. Bệnh nhân cũng có thể liên hệ tới số điện thoại 02.963.981.111 của phòng khám đa khoa An Giang để đặt lịch khám chữa bệnh sớm nhất.

Phòng Khám An Giang

Khám bệnh ngoài giờ

7:30 - 17:30

(tất cả các ngày, kể cả lễ, Tết)

0296 398 1111

Bài Viết Mới Nhất

Nhập số điện thoại của bạn,
Bác Sĩ sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Mọi Thông Tin Hoàn Toàn Bảo Mật ***