Tiểu không tự chủ là tình trạng đi tiểu nhỏ liên tục và gần như là người bệnh không có ý thức về điều này. Nước tiểu được đưa ra ngoài với lượng ít, thường chỉ tính bằng giọt. Số lần đi tiểu gia tăng đột biến gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Và theo các bác sĩ chuyên khoa, tiểu không tự chủ là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, có liên quan đến rất nhiều bệnh trong cơ thể chúng ta.
Bài tiết nước tiểu là một hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Theo đó, nước tiểu sẽ được lọc bởi thận và theo niệu quản chảy vào bàng quang là nơi chứa nước tiểu. Khi bàng quang đây sẽ co bóp và phát tín hiệu cho não để khiến cho bạn cảm thấy buồn tiểu. Lúc này, cơ bàng quang sẽ được mở ra và nước tiểu sẽ từ bàng quang chảy qua niệu đạo ra môi trường bên ngoài.
Người khỏe mạnh sẽ đi tiểu từ 5-7 lần mỗi ngày và 1 lần vào ban đêm. Đi tiểu xong cảm giác thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp gặp khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu. Gọi chung là tình trạng đi tiểu bất thường.
Trong đó, tiểu không tự chủ là một dấu hiệu bệnh lý thường gặp. Đấy chính là là hiện tượng người bệnh đi tiểu không có chủ đích. Sự rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài khi hắt hơi, ho hoặc cười… Hoặc đôi khi là cảm giác buồn tiểu liên tục, không thể nhịn tiểu dẫn đến tình trạng són tiểu. Tiểu không tự chủ cũng có thể là tình trạng đái dầm xảy ra ở trẻ nhỏ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiểu không tự chủ được biết đến với nhiều dạng bệnh khác nhau. Phổ biến nhất gồm:
Triệu chứng chủ yếu của tiểu không tự chủ là són nước tiểu một cách khó kiểm soát, nhỏ giọt liên tục hoặc lắt nhắt với một lượng lớn hoặc nhỏ. Tùy vào từng loại, biểu hiện sẽ khác nhau nhưng nhìn chung đều dễ nhận biết bởi một số dấu hiệu đặc trưng sau:
Tình trạng tiểu không tự chủ có thể là bệnh hoặc không phải là bệnh. Tuỳ theo từng nhóm nguyên nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ phân loại như sau:
Phì đại tuyến tiền liệt: Ở nam giới trung tuổi, tình trạng tiểu không tự chủ thường xuất phát từ nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt. Sự tăng kích thước tiền liệt tuyến sẽ chèn ép bàng quang và khiến cho bạn buồn tiểu liên tục.
Sự tắc nghẽn: Một khối u ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu đều có thể cản trở dòng chảy bình thường của nước tiểu, dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát. Ví dụ như tình trạng sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo…).
Rối loạn thần kinh thực vật: Đáng chú ý là bệnh đa xơ cứng, Parkinson, đột quỵ hoặc chấn thương cột sống có thể gây cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang. Người bệnh dễ bị đi tiểu không kiểm soát và đa phần sẽ phải đóng bỉm.
Táo bón: Trực tràng nằm gần bàng quang và liên kết bởi nhiều dây thần kinh. Khi bị táo bón, phân cứng sẽ nén chặt trong trực tràng khiến dây thần kinh gặp áp lực. Chính điều này đã làm tăng tần suất đi tiểu do bàng quang bị chèn ép thường xuyên.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể kích thích bàng quang, làm tăng nhu cầu đi tiểu trong ngày và kèm theo đó là hàng loạt các dấu hiệu tiểu tiện bất thường khác. Nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm các cơ quan thận, niệu đạo, niệu quản, bàng quang…
Tiểu không tự chủ có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giảm hiệu quả công việc cũng như học tập. Bệnh sẽ làm gia tăng các vấn đề về da như phát ban, nhiễm trùng, lở loét do da thường xuyên ở trong tình trạng ẩm ướt. Đây chính là yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng lây nhiễm bệnh tình dục.
Đáng chú ý hơn khi các dấu hiệu tiểu không tự chủ còn cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu với khả năng ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục. Bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm chức năng sinh lý nghiêm trọng và cũng có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh.
Để chẩn đoán nguyên nhân tiểu không tự chủ, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cần khi thác tiền sử bệnh lý. Tiếp theo là thực hiện các hạng mục thăm khám liên quan gồm:
Từ những kết quả thăm khám trên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có kết luận chính xác về tình trạng đi tiểu không tự chủ và các bệnh liên quan. Tiếp theo sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp gồm điều trị tại nhà bằng thuốc hoặc các thủ thuật y khoa phù hợp.
Trong đó, bác sĩ có thể tiêm một lượng nhỏ botox giúp thư giãn các cơ, giảm chứng tiểu không kiểm soát. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện thêm các biện pháp điều trị duy trì để tránh bệnh tái phát. Gồm:
Nếu bạn đang có dấu hiệu tiểu không tự chủ, hãy đặt hẹn thăm khám với các bác sĩ tại phòng khám đa khoa An Giang để biết mình đang mắc bệnh gì, có nguy hiểm không và có một phác đồ điều trị an toàn nhất. Số điện thoại 02963981111 sẽ luôn sẵn sàng tiếp nhận câu hỏi của bạn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan. Trân trọng!
7:30 - 17:30
(tất cả các ngày, kể cả lễ, Tết)
0296 398 1111