Khi bạn hắt hơi bị chảy nước tiểu, cười nhiều bị chảy nước tiểu thì đó chính là tình trạng són tiểu. Rối loạn tiểu tiện gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc của người bệnh. Hãy cùng phòng khám đa khoa An Giang tìm hiểu xem són tiểu có phải là bệnh hay không và tìm ra cách phòng trị đạt hiệu quả cao nhất.
Són tiểu là tình trạng rò rỉ nước tiểu. Nước tiểu được đưa ra khỏi bàng quang mà không do chủ đích của con người. Nói cách khác, són tiểu chính là hiện tượng tiểu không tự chủ, không có sự kiểm soát.
Phân loại bệnh són tiểu:
Nữ giới thường bị són tiểu nhiều hơn nam giới. Theo số liệu thống kê, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 55 tuổi thì có từ 1 – 3 người bị bệnh són tiểu. Nguyên nhân xuất phát từ chính cấu tạo hệ thống tiết niệu của chị em phụ nữ có phần khác biệt và nhạy cảm hơn.
Són tiểu cũng được xem là bệnh của tuổi già. Tuy nhiên, người trưởng thành trẻ tuổi bị són tiểu đa phần sẽ liên quan đến các bệnh lý trong cơ thể. Và tình trạng són tiểu được lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, tâm lý, sức khoẻ và sự tự tin của con người. Do đó, chúng ta không nên có tâm lý chủ quan với các dấu hiệu són nước tiểu.
Són tiểu có những dấu hiệu lâm sàng khá rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh thường không để ý đến điều này và chỉ quan tâm khi bị són tiểu liên tục, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Các triệu chứng cảnh báo bạn bị són tiểu gồm:
ữ giới có nguy cơ bị tiểu són cao gấp từ 2-3 lần nam giới do cấu trúc giải phẫu khác nhau hay ảnh hưởng từ việc mang thai, sinh nở. Với nam giới, són tiểu thường liên quan đến việc gia tăng kích thước của tiền liệt tuyến.
Tuổi càng cao thì cơ chịu trách nhiệm kiểm soát bàng quang và niệu đạo bị giảm trương lực cơ nên làm tăng khả năng nước tiểu tràn ra không tự chủ. Người từ 50 tuổi trở ra thường sẽ bị són tiểu một cách bất thường.
Trọng lượng tăng làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh, làm suy yếu cơ, trong đó có cơ bàng quang và làm cho nước tiểu chảy ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hoặc cười lớn…
Sử dụng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ và các vấn đề khác về hệ hô hấp và chức năng hô hấp của phổi. Ngoài ra, rượu bia cũng khiến cho hoạt động bàng quang bị kích thích và gây ra các chứng đi tiểu bất thường.
Nếu như trong gia đình hoặc họ hàng gần có mắc són tiểu thì khả năng thế hệ kế tiếp mắc són tiểu cao hơn so với những người bình thường.
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể kích thích bàng quang. Chính điều này khiến người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, đôi khi là tiểu không kiểm soát. Són tiểu chính là một trong rối loạn tiểu tiện thường gặp ở bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trực tràng là cơ quan có vị trí giải phẫu nằm gần bàng quang, hai cơ quan này cùng chung dây thần kinh chi phối. Do đó, khi bị táo bón thì tình trạng phân cứng sẽ kích thích vào dây thần kinh ở trực tràng quá mức có thể tác động đến bàng quang. Điều này sẽ khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn và bị rò rỉ nước tiểu không kiểm soát.
Sỏi làm tắc giao điểm nối bàng quang với niệu đạo, điều này khiến nước tiểu bị ứ đọng lại và sau một thời gian chúng sẽ rò rỉ ra ngoài. Do đó, nguy cơ bị són tiểu sẽ cao hơn khi bạn bị sỏi thận, sỏi bàng quang. Số lượng sỏi càng nhiều, kích thước sỏi càng lớn thì các triệu chứng bất thường khi đi tiểu sẽ càng gia tăng nhiều hơn.
Sau khi phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến, phì đại tuyến tiền liệt lành tính,… dây thần kinh truyền tín hiệu đến bàng quang bị ảnh hưởng và chính điều này có thể khiến bạn bị són tiểu tạm thời hoặc mãi mãi. Đây chính là tổn thương nghiêm trọng nhất mà chúng ta cần đề phòng trước khi làm các thủ thuật thăm khám và điều trị…
Đôi khi, tình trạng són tiểu không liên quan đến bệnh lý mà chỉ là do bàng quang đã có quá nhiều nước tiểu. Lúc này, nước tiểu sẽ được tự động đẩy ra bên ngoài để tránh cho bàng quang bị căng tức và không gây vỡ bàng quang. Vấn đề có thể xảy ra khi bạn uống quá nhiều nước mà lại nhị tiểu kéo dài…
Để có phương án điều trị hiệu quả tình trạng són tiểu chúng ta cần thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân bệnh lý. Không nên tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà để tránh khiến cho bệnh nặng hơn, dấu hiệu són tiểu ngày một phức tạp hơn.
Để giảm thiểu những bất tiện của việc són tiểu liên tục, bạn có thể áp dụng phương pháp đặt ống thông vào đường tiểu. Tuy nhiên, giải pháp này có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn. Nguyên nhân là do ống này thường gắn với một túi chứa đeo quanh chân của bạn. Vậy nên, nó sẽ gây bất tiện trong việc di chuyển, đi lại.
Bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc* làm giãn cơ cổ bàng quang và cơ ở tuyến tiền liệt, từ đó làm rỗng bàng quang một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thuốc* thường sẽ gây ra tác dụng phụ nên cần dùng theo đúng chỉ dẫn y khoa.
Nếu đường tiết niệu bị hẹp hoặc tắc nghẽn do sỏi thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật để loại bỏ tận gốc* nguyên nhân khiến cho bạn bị tiểu són. Hoặc nếu do kích thước âm đạo quá lớn thì chúng ta có thể thực hiện các thủ thuật thu nhỏ âm đạo bằng laser để tránh bị són tiểu làm ảnh hưởng.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có một cách nhìn tổng quan về bệnh són tiểu. Khi xuất hiện tình trạng rò rỉ nước tiểu, bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ để có can thiệp kịp thời, tránh những phiền toái và bất tiện do bệnh gây ra. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị són tiểu phù hợp.
Liên hệ ngay với phòng khám đa khoa An Giang qua số máy 02963981111 để bác sĩ có thể giúp bạn trả lời thắc mắc về bệnh són tiểu và lên phương án điều trị hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc!
7:30 - 17:30
(tất cả các ngày, kể cả lễ, Tết)
0296 398 1111