Tinh hoàn ẩn có tiếng Anh gọi là UDT hay cryptorchidism. Bệnh lý xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh nguy cơ hiếm muộn con cái trong tương lai. Ngay sau đây sẽ là các thông tinh về dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị tinh hoàn ẩn mà bạn cần quan tâm, tìm hiểu.
Tinh hoàn ẩn là bệnh lành tính có thể điều trị. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đó là hiện tượng tinh hoàn không nằm trong bìu mà ở các vị trí khác. Thường gặp nhất chính là lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng.
Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 30% bé trai sinh non thiếu tháng bị tinh hoàn ẩn. Trong đó tỷ lệ này chỉ là 3% với trường hợp sinh nở đủ tháng. Bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản khi các bé trai trưởng thành. Vậy nên cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu tinh hoàn ẩn và từ đó có các phương pháp điều trị an toàn nhất.
Một điều quan trọng khác là chúng ta không được nhầm lẫn giữ bệnh tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ. Theo đó, tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh. Tinh hoàn lạc chỗ cũng nằm ngoài bìu, bất cứ chỗ nào như ở mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn do trong khi di chuyển đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường.
Câu hỏi được đặt ra là dấu hiệu tinh hoàn ẩn là như thế nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ có thể bước đầu chuẩn đoán hiện tượng tinh hoàn ẩn của con em mình qua những dấu hiệu lâm sàng sau:
Ngoài ra, khi bị tinh hoàn ẩn trẻ nhỏ vẫn sinh hoạt bình thường. Không xảy ra các dấu hiệu đau nhức khó chịu, không ảnh hưởng đến bài tiết nước tiểu hay các sinh hoạt khác. Nếu cha mẹ phát hiện thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường nghi là tinh hoàn ẩn cần cho bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị một cách khẩn trương và hiệu quả nhất.
Hiện nay số lượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc tinh hoàn ẩn đang ngày một gia tăng đáng báo động. Đặc biệt là ở nhóm trẻ sinh non thiếu tháng cần được theo dõi, phát hiện và điều trị tinh hoàn ẩn càng sớm. Lý do là bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ trong tương lai, làm tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh nam.
Theo các bác sĩ, bé trai có 1 bên tinh hoàn ẩn và nằm ở vị trí bẹn vẫn có thể sinh tinh và sinh sản bình thường nếu được điều trị sớm. Nếu trẻ bị ẩn cả hai bên tinh hoàn mà không được điều trị nguy cơ vô sinh sẽ là khoảng 90%. Với trẻ trên 5 tuổi mắc tinh hoàn ẩn thì tỷ lệ vô sinh sẽ là 75%.
Ngoài ra, tinh hoàn ẩn còn là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ bị xoắn tinh hoàn hoặc u tinh hoàn ác tính. Trong đó, xoắn tinh hoàn là bệnh cấp tính có thể phá hủy chức năng sinh tinh của tinh hoàn, gây hoại tử tinh hoàn chỉ sau từ 3-6h đồng hồ. Vậy nên thăm khám tinh hoàn ẩn là việc làm cần thiết để có thể nâng cao, duy trì sức khỏe sinh sản và khả năng sinh lý tự nhiên của trẻ nam.
Tùy theo từng độ tuổi khác nhau mà cách điều trị tinh hoàn ẩn cũng sẽ có sự thay đổi. Điều trị càng sớm hiệu quả sẽ càng cao. Và cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, đưa ra hỗ trợ chữa bệnh an toàn nhất.
Người lớn có thể theo dõi thêm về sự phát triển của tinh hoàn bởi đa số trường hợp sẽ sơ sinh sẽ có tinh hoàn ẩn. Tuy nhiên trong vòng 6 tháng đến 1 năm tinh hoàn sẽ xuống bìu một cách tự nhiên. Nếu sau 1 tuổi tinh hoàn vẫn bị ẩn có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp bác sĩ không thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn, siêu âm có thể thấy tinh hoàn trong ổ bụng thì nên mổ sớm vào những tháng cuối của năm tuổi đầu tiên.
Chỉ định mổ tốt nhất là từ 1 tới 2 tuổi sẽ là giải pháp tốt nhất để chúng ta điều trị an toàn và hiệu quả hiện tượng tinh hoàn ẩn. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc nội tiết trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật hoặc phải phẫu thuật ngay để đưa tinh hoàn xuống bìu một cách nhanh chóng nhất…
Phẫu thuật tinh hoàn ẩn khá đơn giản, ít gây tổn thương. Bệnh nhi cũng không cần thiết phải nằm viện theo dõi mà có thể ra về ngay trong ngày. Tuy nhiên tùy từng thể trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ có yêu cầu nghỉ dưỡng khác nhau để có thể đẩy nhanh thời gian phục hồi của vết thương.
Sau khi phẫu thuật điều trị tinh hoàn ẩn kết thúc, cha mẹ cần theo dõi kích thước tinh hoàn bên mổ đem xuống bìu teo nhỏ hay to lên dần. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và cho bệnh nhi đi tái khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại, để có hướng dẫn, theo dõi hoặc chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Nếu cha mẹ cần được giải đáp thêm về bệnh tinh hoàn ẩn, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa An Giang qua số máy 02963981111 để được hỗ trợ một cách kịp thời nhất.
7:30 - 17:30
(tất cả các ngày, kể cả lễ, Tết)
0296 398 1111