Thời gian làm việc

Thời gian làm việc:
7:30 - 17:30 (Cả tuần)

Hotline

Bệnh tiểu buốt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa an toàn

Tiểu buốt là hiện tượng dễ gặp và biểu hiện của một số bệnh lý về đường tiết niệu. Nếu không để ý và điều trị gấp hiện tượng này dễ gây nên những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nên chữa trị tiểu buốt như thế nào đảm bảo an toàn nhất?

Nguyên nhân gây nên tiểu buốt

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đi tiểu xuất hiện tình trạng đau rát có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Lượng lớn vi khuẩn xuất hiện ở đại tràng, hậu môn sẽ có thể bội nhiễm ngược dòng vào đường tiểu của người bệnh qua quá trình sinh hoạt, quan hệ tình dục… Nếu không cẩn thận bệnh nhân rất dễ bị các chứng bệnh về đường tiết niệu, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đặc biệt đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhất là chị em phụ nữ. Chị em đang mang thai, những người mãn kinh cũng dễ bị chứng bệnh này. Do đó cần khám bệnh và điều trị khi có hiện tượng tiểu buốt sớm nhất nhé!

Nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Tiểu buốt cũng có thể là biểu hiện nhiễm bệnh qua đường tình dục. Những bệnh lý nhiễm bệnh này bao gồm: mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và nấm chlamydia. Đôi khi bệnh nhân sẽ không thể xuất hiện bất cứ triệu chứng bệnh nào nhưng một số người vẫn cảm thấy khó chịu ở đường tiết niệu và có thể là bị tiểu buốt. Do vậy hãy để ý tới cơ thể của mình để biết được mình có bị bệnh hay không nhé!

Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh nhân bị tiểu rắt cũng có thể là do viêm tuyến tiền liệt. Đây là tình trạng bệnh đặc thù của nam giới với các triệu chứng bệnh cơ bản như: tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau tức vùng bụng dưới, khám hậu môn ghi nhận tuyến tiền liệt căng đau nhiều.

Viêm bàng quang

Đặc biệt đại đa số người bệnh bị tiểu buốt thường là do viêm bàng quang, viêm niêm mạc bàng quang, viêm bàng quang kẽ… Đôi khi bệnh nhân tiến hành điều trị xạ trị cũng có thể dẫn tới hiện tượng tiểu buốt này. Cho nên bệnh nhân cần chú ý hết sức để tránh hiện tượng tiểu buốt không mong đợi.

Viêm niệu đạo

Rất nhiều bệnh nhân bị chứng tiểu buốt là do viêm niệu đạo. Bệnh lý này khiến cho bệnh nhân tăng cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn, đồng thời ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Viêm mào tinh hoàn

Bệnh nhân bị viêm mào tinh hoàn cũng khiến xuất hiện hiện tượng tiểu buốt. Lúc này mào tinh hoàn bị ảnh hưởng không hề nhỏ dẫn tới khó khăn trong việc vận chuyển tinh trùng. Điều này khiến bệnh nhân nên chú ý để điều trị bệnh chính xác nhất.

Viêm vùng chậu (PID)

Bệnh nhâm viêm nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng cũng dẫn tới hiện tượng tiểu buốt. Tình trạng bệnh này dẫn tới hiện tượng bệnh nhân bị đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt và một số các triệu chứng khác.

Tắc nghẽn niệu quản

Bệnh nhân cũng có thể bị tắc nghẽn niệu quản khiến nước tiểu không xuất ra bên ngoài như bình thường. Điều này khiến cho nước tiểu chảy ngược vào thận, khiến viêm nhiễm đường tiết niệu. Bệnh nhân sẽ có cảm giác mình đi tiểu ít, tiểu buốt, tiểu không sạch…

Sỏi đường tiết niệu

Bệnh nhân bị chứng bệnh sỏi đường tiết niệu cũng có thể gây tiểu buốt. Đường nước tiểu bị cản trở hay đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Chính vì vậy khi đi tiểu bị buốt và người bệnh cảm thấy đau nhói.

Triệu chứng tiểu buốt thường gặp

Bệnh nhân bị chứng tiểu buốt thường gặp khá nhiều triệu chứng bệnh khác nhau. Trong đó bệnh nhân có các triệu chứng như móng rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Đặc biệt bệnh nhân sẽ có thêm những biến chứng bệnh nặng nếu không tới các cơ sở y tế điều trị bệnh uy tín, hợp với tình trạng bệnh của người bệnh.

Những triệu chứng bệnh của chứng tiểu buốt là:

  • Cơn đau buốt kéo dài hơn 24 giờ
  • Cơn đau kèm theo sốt
  • Vùng kín tiết dịch
  • Nước tiểu có mùi lạ, lẫn máu hoặc đục
  • Tiểu buốt có kèm theo đau bụng
  • Có các bệnh về bàng quang hoặc sỏi thận
  • Đau ở hông hoặc lưng

Phương pháp điều trị tiểu buốt hợp lý

Muốn loại bỏ chứng tiểu buốt bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị theo các phương pháp cơ bản dưới đây:

Dùng thuốc

Khi người bệnh bị tiểu buốt do nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh. Đây là cách để cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu khó chịu, tiểu rắt ở người bệnh. Tuy nhiên với phương pháp điều trị bằng thuốc người bệnh sẽ cảm nhận thấy hiệu quả chậm và phải thời gian dài mới dứt được tình trạng tiểu buốt này.

Các liệu pháp khác

Nếu bệnh nhân bị chứng tiểu buốt do xà phòng hay các sản phẩm hóa học khác thì có thể thay đổi ngay. Tốt nhất bác sĩ nên hướng dẫn người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh thụt rửa vùng kín quá sâu… Tốt nhất hãy xoa bóp tuyến tiền liệt, nên tắm nước ấm để làm giãn các cơ, giúp cho đường tiểu thông thoáng, giảm thiểu tình trạng tiểu buốt ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bổ sung nước

Tốt nhất bệnh nhân nên bổ sung nước khi bị các bệnh về đường tiết niệu. Đặc biệt tình trạng tiểu buốt của mình sẽ giảm hẳn nếu được uống nước nhiều hơn, nước tiểu được làm loãng ra, bệnh nhân sẽ bớt đau hơn khi đi tiểu. Đồng thời người bệnh cũng nên có sự chăm sóc cơ thể thật tốt, nghỉ ngơi và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Phòng ngừa tiểu buốt như thế nào hiệu quả?

Tốt nhất người bệnh nên có cách phòng ngừa tình trạng bệnh lý này để tiểu buốt không ảnh hưởng tới sức khỏe như sau:

  • Không dùng các loại nước hoa, nước xả vải hay nước giặt có mùi thơm, chất tẩy rửa mạnh.
  • Nên dùng bao cao su và các biện pháp phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục khi quan hệ.
  • Đối với chị em không nên thụt rửa sâu mà cần vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, lau khô bằng khăn sạch sau khi rửa vùng kín sạch sẽ xong.
  • Đặc biệt bệnh nhân nên uống đủ nước, đi tiểu thường xuyên, tránh nhịn tiểu để tống đẩy vi khuẩn ra ngoài qua đường bài tiết.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình một cách khoa học, không dùng các đồ uống có chất kích thích ảnh hưởng tới sức khỏe như thực phẩm có tính axit cao, caffeine, rượu…

Những thông tin về tiểu buốt trên đã giúp bệnh nhân hiểu hơn về bệnh lý này. Nếu có bất cứ dấu hiệu của bệnh tiểu buốt, bệnh nhân nên liên hệ sớm với bác sĩ để khám và điều trị bệnh lý này. Từ đó tránh được những ảnh hưởng không đáng có của bệnh đối với sức khỏe.

Phòng Khám An Giang

Khám bệnh ngoài giờ

7:30 - 17:30

(tất cả các ngày, kể cả lễ, Tết)

0296 398 1111

Bài Viết Mới Nhất

Nhập số điện thoại của bạn,
Bác Sĩ sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Mọi Thông Tin Hoàn Toàn Bảo Mật ***