Rận mu khiến cho vùng kín của bạn bị ngứa điên đảo và ngủ không còn ngon giấc. Ký sinh trùng này còn có thể lây cho bạn tình của bạn khi có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh rận mu? Hãy cùng Phòng khám đa khoa An Giang đi tìm hiểu chi tiết về bệnh nhé!
Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống ký sinh ở trên cơ thể con người. Rận mu thường làm tổ ở các nang lông, sống và sinh sản chủ yếu ở vùng lông mu hoặc những vùng có lông rậm và cứng khác như lông chân, lông mi và lông mày.
Ký sinh trùng rận mu có kích thước siêu siêu nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường. Dùng kính hiển vi quan sát phóng đại sẽ thấy rận mu có hình dạng giống như con cua với nhiều chân giúp cho rận có thể bám chắc vào các sợi lông. Rận mu hút máu để lấy sinh dưỡng nuôi cơ thể.
Đến mùa sinh sản, rận mu đẻ trứng vào đó. Ấu trùng nở trong 6 – 8 ngày và thường bắt đầu hút máu trong vòng vài giờ đầu tiên. Toàn bộ chu trình sống của rận lông mu từ trứng cho con trưởng thành là 4 – 6 tuần, với con trưởng thành sống khoảng 2 tuần.
Trong các điều kiện bình thường, ký sinh trùng rận mua sống “hoà bình” với cơ thể con người. Tuy nhiên, khi số lượng rận mu tăng cao quá mức thì ký sinh trùng bắt đầu gây hại. Lúc này, chúng ta sẽ thấy có những dấu hiệu của bệnh rận mu và biểu hiện thường thấy nhất chính là ngứa ngáy ở phần lông mu.
Bệnh rận mu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tại các nước kém phát triển như Châu Phi, do điều kiện vệ sinh kém sách sẽ nên rận mu được phát hiện với tỷ lệ rất cao. Số lượng ca bệnh liên tục gia tăng và có thể biến thành dịch bệnh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc rận lông mu không cao. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều không thể ý thức được mình đang bị rận mu, thường lầm lẫn với các bệnh viêm nam khoa và viêm nhiễm phụ khoa khác. Chính điều này đã khiến cho việc kiểm soát và điều trị rận mu gặp nhiều khó khăn hơn.
Khi rận mu tấn công vùng kín, sau khoảng 5-6 ngày ký sinh trùng sẽ bắt đầu hút máu (đốt) và gây ra các triệu chứng đầu tiên. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy bị ngứa bên ngoài vùng kín. Cảm giác ngứa là do khi rận mu hút máu sẽ tiết ra một chất dịch đặc biệt và gây ra những cơn ngứa.
Tình trạng ngứa có thể thay đổi từ nặng đến nhẹ. Cảm giác ngứa âm ỉ khiến cho người bệnh đứng ngồi không yên. Đặc biệt, vào ban đêm các ký sinh trùng sẽ hoạt động mạnh hơn và làm cho người bệnh bị ngứa điên đảo. Chính điều này khiến cho không ít người bị mất ngủ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Ngoài tình trạng ngứa bên ngoài vùng kín, bệnh nhân rận mu còn phải đối mặt với các dấu hiệu khác như sốt nhẹ, nhiễm trùng da…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc chẩn đoán rận lông mu tương đối đơn giản. Tuy nhiên, do ký sinh trùng có kích thước nhỏ và ẩn thân vào các sợi lông nên việc quan sát bằng mắt thường sẽ tương đối khó khăn.
Tuy nhiên, nếu dùng dụng cụ quan sát phóng đại thì sẽ thấy những triệu chứng sau:
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh rận mu gồm: Có nhiều bạn tình, có quan hệ tình dục với người bị bệnh, ngủ chung giường hoặc mặc quần áo chung với người bị nhiễm… Do đó, nếu bạn có các điều kiện thuận lợi trên thì hãy thăm khám ngay khi có triệu chứng ngứa vùng kín để có thể có hướng điều trị an toàn.
Vệ sinh vùng kín là yêu cầu đầu tiên trong điều trị bệnh rận lông mu. Bệnh nhân sẽ cần chủ động cắt tỉa, cao lông mu để phá vỡ môi trường sống của ký sinh trùng gây bệnh. Lotion và dầu gội có tác dụng diệt chấy tại chỗ là những thứ có thể loại bỏ rận mu ra khỏi cơ thể. Mặc dù thế, nếu như số lượng rận mu quá nhiều thì cách làm này cũng sẽ không hiệu quả.
Lúc này, bệnh nhân sẽ cần tới cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra chẩn đoán phân biệt chính xác về bệnh. Các sản phẩm dùng để sát trùng cho da sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn và bạn có thể tự bôi, thoa tại nhà sau khi đã làm vệ sinh vùng kín.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa rận mu tái phát bạn cũng cần thực hiện tốt những yêu cầu điều trị sau:
Một lưu ý quan trọng khác khi điều trị rận mu là không gãy vùng kín để tránh làm cho da bị tổn thương và viêm nhiễm. Bạn có thể ngâm vùng sinh dục với nước ấm để giảm các cơn ngứa ro rận mu gây ra và tránh mọi tác động chà xát quá mạnh lên trên da.
Rận mu là bệnh dễ điều trị và cũng ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chính vì thế, ngay khi có dấu hiệu bị rận mu, bệnh nhân có thể tự xử lý tại nhà theo gợi ý trên. Trong trường hợp các giải pháp điều trị không mang đến hiệu quả, bệnh nhân nên tới có ở y tế gần nhất để nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Mọi thông tin tư vấn về bệnh rận mu, bạn hãy gọi cho Phòng khám đa khoa An Giang để có sự tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
7:30 - 17:30
(tất cả các ngày, kể cả lễ, Tết)
0296 398 1111